Cập nhật : 1/12/2017
Lẩu là món ăn vô cùng được yêu thích tại Nhật Bản vào những ngày đông giá lạnh. Có lẽ không chỉ ở Nhật Bản, mà bất kỳ ai cũng sẽ thích ăn lẩu, nhâm nhi cốc rượu nóng ấm và trò chuyện bên nhau để xua tan gió mùa về.
Người Nhật cũng chế biến lẩu từ thịt gà, thịt bò, hải sản và rau củ nhưng gia vị và nước dùng vô cùng đặc trưng.
Ẩm thực Nhật không hề lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Nước dùng trong các món lẩu Nhật Bản cũng hướng tới sự thanh tao, nhẹ nhàng, vị ngọt tự nhiên đến từ các nguyên liệu.
Một loại nước dùng phổ biến nhất trong lẩu Nhật Bản là nước dùng Daishi.
Nước dùng Daishi có thể gọi là "nguyên liệu nền tảng" của các món ăn như canh, súp, lẩu, kho, hầm... Để làm ra loại nước dùng này, nấu từ cá ngừ bào, tảo bẹ Kombu, cá mòi, nấm hương Shiitake, sò điệp, hàu, cua tuyết… sau đó lọc lấy nước dùng.
Người Nhật có thói quen dùng những nguyên liệu thanh đạm như cá, hải sản, ngũ cốc, đậu hũ, rau củ để chế biến món ăn. Hương thơm dịu dàng và vị Umami tròn đầy của Daishi kết hợp với muối đã cho ra đời một vị ngon tinh tế, và đặc trưng riêng của Nhật Bản.
Một loại nước dùng trong lẩu Nhật Bản có thể kể đến nữa là nước đậu nành.
Món nước dùng này có công dụng tốt cho sức khỏe: với khối lượng lớn isoflavin - hóa chất rất giống với estrogen hormone, phòng chống các bệnh ung thư, bệnh tim, loãng xương và nhiều hơn nữa.
Cách nấu nước đậu nành để không bị chua cũng vô cùng quan trọng. Bước đầu tiên phải cho đậu nành vào một nồi lớn, dùng vòi nước xả mạnh để các hạt lép, mốc nổi lên và loại bỏ chúng. Sau khi đã hết bọt, bạn ngâm vào nước loãng. Tỉ lệ thông thường là cứ 2 lạng đậu nành ngâm trong 5-10 lít nước. Đặt chậu ngâm ở nơi thoáng mát, tránh ngâm nước nóng và đậy nắp. Khi bạn ngâm loãng thì nồng độ chua sẽ giảm đi. Thời gian ngâm dao động từ 6-10 tiếng tùy thuộc vào nước ngâm ấm hay lạnh (ấm thì lượng thời gian giảm đi, lạnh thì để lâu hơn). Khoảng từ 2-3 tiếng thì bạn thay nước ngâm một lần.
Kỹ thuật quan trọng nhất và quyết định nước đậu nành không bị chua đó là khi bạn xả nước ngâm, bạn tiếp tục xả mạnh nước và bóp vỏ. Sau khi đã bóp xong vỏ, cho các hạt đậu nành vào máy xay, thêm nước từ từ, vừa xay vừa thêm nước để nước đậu nành được bão hòa.
Sau khi xay mịn, bạn lọc lấy nước trong và đun trên bếp trong khoảng thời gian 20-25 phút để ra được nước đậu nành nguyên chất hương vị cực thơm ngon.
Sẽ là một thiếu xót vô cùng khi nhắc đến món ăn Nhật Bản, món lẩu Nhật Bản mà không nhắc đến hương vị của Sukiyaki.
Nước dùng Sukiyaki với hỗn hợp gồm nước tương, đường và mirin... khi kết hợp cùng với thịt bò, tạo ra một mùi vị vô cùng khó quên cho thực khách.
Nhà hàng Nhật Bản Shinbashi tự hào là một trong những nhà hàng mang đến hương vị chuẩn Nhật nhất đến khách hàng. Chúng tôi tâm huyết để đem đến những tinh hoa của đất trời, tinh hoa của ẩm thực Nhật Bản đến Việt Nam để sẻ chia, giao lưu và làm cầu nối văn hóa giữa 2 nước.
Không những thế, nhà hàng Nhật Bản Shinbashi - 65 Triệu Việt Vương còn mong muốn trở thành một điểm ăn uống đáng tin cậy, được đồng hành cùng quý khách trong hành trình bảo vệ sức khỏe của người Việt Nam.
Liên hệ đặt bàn trước với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng. Hotline: 0908336565.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!